Đối với các khu vực công cộng có lượng người qua lại lớn như siêu thị, trung tâm thương mại, ngân hàng, sân bay, tòa nhà văn phòng,…thì việc lắp đặt hệ thống âm thanh công cộng là vô cùng cần thiết. Với hệ thống này sẽ giúp phát đi các thông báo một cách nhanh chóng và chính xác đến các đối tượng cần nhận tin. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sơ đồ nguyên lý hệ thống âm thanh công cộng.
Mục lục
Vì sao cần lắp đặt hệ thống âm thanh công cộng?
Cần lắp đặt hệ thống âm thanh thông báo tại các khu vực đông người bởi vì:
Tại những nơi tập trung đông người như các bệnh viện, trường học, bến xe, sân bay, siêu thị, nhà máy,…khi phát sinh các tình huống khẩn cấp cần phải có hệ thống âm thanh công cộng để phát đi thông tin nhanh chóng kịp thời trên diện rộng đến mọi người.
Với những tòa nhà văn phòng, các chung cư,… cần thiết phải lắp đặt hệ thống thông báo để cung cấp các thông tin quan trọng. Đặc biệt trong trường hợp xảy ra các sự cố hỏa hoạn sẽ phát đi thông báo đồng thời hướng dẫn mọi người thoát hiểm.
Hệ thống âm thanh thông báo có khả năng truyền tín hiệu đi xa và kết nối các khu vực với nhau. Nhờ vậy sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí trong việc trao đổi, truyền tin khi làm việc mà vẫn mang đến hiệu quả tối ưu.
Với công suất lớn nên hệ thống âm thanh này có khả năng tạo sự kết nối đến hàng km. Do đó có thể kết nối một cách dễ dàng, nhanh chóng các khu vực lại với nhau tạo môi trường hiện đại, chuyên nghiệp.
Các thiết bị âm thanh ngày càng được thiết kế với mẫu mã đa dạng, đẹp mắt cùng nhiều tính năng hiện đại. Vậy nên hệ thống âm thanh còn có tác dụng trang trí tăng tính thẩm mỹ, sang trọng cho không gian.
Vị trí cần lắp đặt hệ thống âm thanh công cộng
Hệ thống âm thanh thông báo được sử dụng ở nhiều nơi công cộng như các nhà xe, nhà ga, sân bay, bến cảng, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, siêu thị, các tòa nhà, khu chung cư,…
Thiết kế hệ thống âm thanh công cộng tại các vị trí phù hợp để đảm bảo chất lượng âm thanh có độ to vừa đủ, rõ ràng không bị nhiễu rè hoặc có tiếng hút rít kèm theo gây khó chịu. Vị trí lắp đặt hệ thống âm thanh sẽ căn cứ tùy theo từng khu vực thực tế để lên sơ đồ chi tiết.
Sơ đồ mô hình hệ thống âm thanh công cộng
Trong một hệ thống âm thanh thông báo gồm có 3 phần chính là thiết bị đầu vào, thiết bị xử lý trung tâm và thiết bị đầu ra. Thiết lập hệ thống âm thanh chính là việc kết nối thiết bị đầu vào với thiết bị đầu ra thông qua thiết bị xử lý trung tâm. Trong đó mỗi thiết bị sẽ có chức năng, vai trò khác nhau và quá trình kết nối sẽ thực hiện theo trình tự nhất định.
Sơ đồ nguyên lý hệ thống âm thanh công cộng hoạt động khá đơn giản. Cụ thể:
Các tín hiệu âm thanh sẽ được tiếp nhận thông qua các thiết bị đầu vào như micro, điện thoại hoặc laptop, micro.
Sau đó các tín hiệu vừa tiếp nhận sẽ được chuyển đến bộ điều khiển trung tâm và lựa chọn vùng loa để phát đi thông báo.
Tiếp đến tín hiệu âm thanh được đưa đến Amply thuộc bộ phận xử lý trung tâm để xử lý và khuếch đại tín hiệu lên nhiều lần nhằm mục đích phát ra âm thanh có âm lượng đủ lớn khi phát ra các khu vực công cộng.
Tín hiệu âm thanh sau khi đã được xử lý và chọn lọc được chuyển tới loa và phát đi thông báo đến tai người nghe.
Sơ đồ hệ thống âm thanh công cộng
Quy trình các bước lắp đặt hệ thống âm thanh công cộng
Lắp đặt hệ thống âm thanh công cộng được thực hiện theo quy trình gồm các bước sau:
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng và xác định các thông tin về mục đích, không gian sử dụng hệ thống âm thanh.
Bước 2: Khảo sát thực tế khu vực cần lắp đặt và đưa ra giải pháp hệ thống âm thanh tối ưu.
Bước 3: Tư vấn cho khách hàng phương án, sơ đồ lắp đặt và báo giá lắp đặt cho khách hàng.
Bước 4: Khách hàng đồng ý với phương án và báo giá lắp đặt hệ thống âm thanh thì sẽ tiến hành ký kết hợp đồng.
Bước 5: Triển khai quy trình lắp đặt hệ thống âm thanh thông báo theo sơ đồ và phương án đã thống nhất.
Bước 6: Kiểm tra lại hoạt động của toàn bộ hệ thống âm thanh, bàn giao cho khách hàng và bảo trì sau lắp đặt.
Những lưu ý quan trọng khi lắp đặt sơ đồ hệ thống âm thanh công cộng
Lựa chọn loại loa và vị trí lắp đặt phù hợp với từng khu vực sử dụng để mang lại hiệu quả truyền tải âm thanh tốt nhất.
Phân chia khu vực phát âm thanh rõ ràng tránh tình trạng chồng chéo các vùng âm thanh khác nhau tại một nơi khiến âm thanh hỗn tạp.
Với các hệ thống âm thanh thông báo có quy mô lớn nên chọn loại dây loa tốt có khả năng chống nhiễu, chống đứt để tín hiệu âm thanh không bị nhiễu.
Chú ý không đi dây của hệ thống âm thanh gần với dây mạng hoặc dây điện.
Tính toán lựa chọn công suất loa phù hợp với không gian cần lắp đặt.
Hy vọng với mô hình hệ thống âm thanh công cộng trên đây đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích về giải pháp lắp đặt hệ thống âm thanh thông báo.
Quý khách cần tư vấn thiết kế – thi công hệ thống ÂM THANH CÔNG CỘNG vui lòng liên hệ với TechConnect Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.